Thiên Tài Lập Dị – Phần 1 – 12.
Có chỉ số IQ cao thứ 4 thế giới, hơn cả Albert Einstein và Stephen Hawkings. Walter O’Brien đã tuyển dụng và đào tạo thiên tài từ khắp nơi trên thế giới để làm việc cùng nhau và giải quyết mọi rắc rối mà người bình thường chỉ có thể bó tay. Một câu chuyện được lấy cảm hứng từ CEO của Scorpion Computer Services. Hãy cùng theo dõi nhé!
Phim cùng thể loại: Vụ Nổ Lớn – The Big Bang Theory
Nếu việc học tiếng Anh chỉ quanh quẩn ở những trang giấy với hàng loạt từ mới và cấu trúc câu cần nhớ, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản và muốn bỏ cuộc. Mặc dù từ vựng, cấu trúc câu và các quy tắc ngữ pháp là những phần quan trọng hàng đầu trong hành trình phát triển ngôn ngữ Anh. Nhưng sự nhàm chán trong cách học sẽ trở thành một lực cản thực sự và điều đó có thể khiến bạn không thể cải thiện các kỹ năng của mình như mong muốn.
Có người học tiếng Anh bắt nguồn từ sự yêu thích với ngôn ngữ đó. Có người học tiếng Anh vì lỡ cảm mến một anh chàng, cô nàng Anh quốc. Có người lại học tiếng Anh bởi yêu cầu công việc, mong muốn tìm được công việc tốt hơn.
Nhưng cũng có người học tiếng Anh không vì lý do gì cả. Họ không yêu thích, không có mục đích hướng tới dẫn đến việc không có động lực học. Mất động lực là mất đi năng lượng của bản thân, sự kiên trì sẽ dần bị hao mòn.
Vậy nên với những người học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung, tìm được động lực có tầm quan trọng rất lớn đối với việc học tập
Môn học tiếng Anh trong trường học chỉ gói gọn 3 tiết/tuần và 8 tiết cho một bài học với cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Các em học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Nhiều giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT than thở, sĩ số mỗi lớp học quá đông, thường từ 35 đến 45 em nên giáo viên không có đủ thời gian để sửa phát âm cho từng em một. Thầy cô chỉ chú trọng dạy ngữ pháp, từ vựng và các bài kiểm tra đọc hiểu, viết. Học sinh gần như không được thực hành nghe, nói, thảo luận… Các hoạt động tương tác chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều để đem lại cho học sinh kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh
“Hiện trong khung chương trình đào tạo môn ngoại ngữ có 4 phần, gồm: nghe, nói, đọc và viết. Nhưng trong các kỳ thi, học sinh gần như không làm bài thi theo hình thức đào tạo này”. Theo tâm lý của học sinh thì học gì thi đó nên trong các bài thi không kiểm tra các kỹ năng nghe – nói nên nhiều em chưa chú trọng đầu tư cho các kỹ năng này.