Đố các em:
Có một chú gấu đi qua một ngọn núi cao. Hỏi, chú gấu thấy gì?
Việc học ngoại ngữ cũng giống như quá trình leo núi dễ khiến bạn nản lòng. Mới bắt đầu học, bạn sẽ có xu hướng học nhanh hơn do sự mới mẻ và thú vị khi khám phá một ngôn ngữ mới. Nhưng sau khi một thời gian (giai đoạn trung cấp) khi đã có khối lượng kiến thức tương đối, việc học có xu hướng ổn định lại. Bạn nắm rõ hầu hết các thuật ngữ và quy tắc ngữ pháp cần thiết, việc mong muốn nâng cao trình độ và đánh giá được sự tiến bộ có vẻ khó khăn.
Khi bạn đã hiểu sâu về các quy tắc ngữ pháp và danh sách từ vựng, bạn có thể dễ dàng quên lý do thực sự mà bạn đang học một ngôn ngữ. Có một cách để duy trì động lực học là ghi nhật ký. Hãy dành ra một vài phút mỗi ngày để viết về lý do bạn đang học ngoại ngữ và kỹ năng mới này có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Một khi trình độ ngôn ngữ của bạn được cải thiện, bạn thậm chí có thể viết về động lực của mình bằng chính ngôn ngữ đó. Khi cảm thấy mất động lực, bạn chỉ cần đọc qua những gì bạn đã viết để lấy lại tinh thần.
Xác định rõ mục tiêu và phương pháp học trước khi bắt đầu học tiếng Anh. Làm bất cứ công việc gì cũng phải có mục tiêu rõ ràng. Có mục tiêu là có động lực học, có mục tiêu sẽ dễ dàng kiểm tra việc học có hiệu quả không. Phương pháp học cũng vậy, đều là kim chỉ nam trên con đường học ngoại ngữ của mỗi người
Môn học tiếng Anh trong trường học chỉ gói gọn 3 tiết/tuần và 8 tiết cho một bài học với cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Các em học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Nhiều giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT than thở, sĩ số mỗi lớp học quá đông, thường từ 35 đến 45 em nên giáo viên không có đủ thời gian để sửa phát âm cho từng em một. Thầy cô chỉ chú trọng dạy ngữ pháp, từ vựng và các bài kiểm tra đọc hiểu, viết. Học sinh gần như không được thực hành nghe, nói, thảo luận… Các hoạt động tương tác chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều để đem lại cho học sinh kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh