🔍 Tìm kiếm

Nhóm Facebook Phụ Huynh Newton Nhóm Zalo Phụ Huynh Newton

Phim Lính thủy đánh bộ – Marine-3: Jake là một cựu lính thủy đánh bộ, đã giải ngũ sống bình yên ở quê nhà. Em gái Jake và bạn trai cô ấy đã vô tình nhìn thấy một vụ giết người. Sợ bị lộ bọn giết người kia đã bắt 2 bạn trẻ để giết người diệt khẩu.

Là một cựu lính thủy đánh bộ có sức khỏe và kinh nghiệm chiến đấu và vì tình thương em gái và tấm lòng quả cảm anh đã chiến đấu, quyết định lao vào hiểm nguy để cứu em gái mình.

Trong quá trình tìm và giải cứu cô em gái anh phát hiện ra em mình đã dính phải một tên trùm khủng bố, hắn đang thực hiện một vụ khủng bố nước Mỹ và hắn cũng là một cựu lính thủy đánh bộ, đã chuẩn bị kỹ càng và tay chân cũng như trang bị hùng hậu. Jake thực sự phải đương đầu chiến đấu với bọn chúng.

Trong phim có nhứng tình huống nguy hiểm, hồi hộp cũng giúp chúng ta có thể học được những từ vựng tiếng Anh, và nhiều mẫu câu tiếng Anh trong những pha hành động.

Phim: Lính Thủy Đánh Bộ 3 : Đối Mặt Tử Thần – The Marine 3 Homefront 
Đạo diễn: Scott Wiper
Diễn viên: Neal McDonough, Ashley Bell, Ben Cotton
Thể loại: Hành Động
Quốc gia: Âu Mỹ
Năm phát hành: 2013

Bản chất của ngôn ngữ là để giao tiếp nhưng nhiều người học hiện nay đang mắc phải khó khăn “ngại nói”. Học bất cứ ngoại ngữ nào cũng yêu cầu sự tự tin từ người học. Bạn đâu thể cứ lẳng lặng học cấu trúc câu, học từ vựng nhưng không thực hành, sử dụng với mọi người

Có người học tiếng Anh bắt nguồn từ sự yêu thích với ngôn ngữ đó. Có người học tiếng Anh vì lỡ cảm mến một anh chàng, cô nàng Anh quốc. Có người lại học tiếng Anh bởi yêu cầu công việc, mong muốn tìm được công việc tốt hơn.
Nhưng cũng có người học tiếng Anh không vì lý do gì cả. Họ không yêu thích, không có mục đích hướng tới dẫn đến việc không có động lực học. Mất động lực là mất đi năng lượng của bản thân, sự kiên trì sẽ dần bị hao mòn.
Vậy nên với những người học tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung, tìm được động lực có tầm quan trọng rất lớn đối với việc học tập

Môn học tiếng Anh trong trường học chỉ gói gọn 3 tiết/tuần và 8 tiết cho một bài học với cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Các em học theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Nhiều giáo viên dạy tiếng Anh ở các trường THPT than thở, sĩ số mỗi lớp học quá đông, thường từ 35 đến 45 em nên giáo viên không có đủ thời gian để sửa phát âm cho từng em một. Thầy cô chỉ chú trọng dạy ngữ pháp, từ vựng và các bài kiểm tra đọc hiểu, viết. Học sinh gần như không được thực hành nghe, nói, thảo luận… Các hoạt động tương tác chưa đủ mạnh, chưa đủ nhiều để đem lại cho học sinh kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh

Một số giáo viên chuyên ngành cho rằng, môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường cần hướng tới việc khuyến khích các em thực hành nhiều hơn. Học sinh cần được luyện tập nghe – nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc chứ không phải như tình trạng hiện nay, giáo viên chỉ đem đến lớp chiếc máy cassette (tạm dịch là cát-sét) âm thanh chưa chuẩn, khiến học sinh khó nghe. Một khi cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ, giáo viên sẽ có điều kiện đánh giá toàn diện trình độ của các em và có phương pháp dạy thích hợp.